Bật mí Chiến lược “Kiềng ba chân” tăng tỷ lệ IVF thành công
Không ít cặp vợ chồng mong con lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần… thường đến IVF Tâm Anh để tìm cơ hội cuối, trước khi xin trứng, xin tinh trùng, mang thai hộ hoặc tắt đi niềm hy vọng có con của chính mình. Hiểu được sự kỳ vọng đó, IVF TA nâng niu từng cơ hội, mỗi mầm sống. Ý tưởng về một trung tâm ivf có đầy đủ 3 khía cạnh ra đời với sự liên kết chặt chẽ giữa 3 mắt xích vô sinh nữ – vô sinh nam – lab tạo nên thế mạnh vững chắc, bí quyết tối ưu tỷ lệ thành công, đặc biệt đối với những ca khó.
Phối hợp 3 mắt xích Vô sinh nữ- Vô sinh nam – Lab hiện đại
Chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến “Kiềng ba chân” Vô sinh nam – Vô sinh nữ & Labo ISO 5 – Bí quyết tăng tỷ lệ IVF thành công” ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết “Ý tưởng về một trung tâm IVF có cả 3 khía cạnh được chú ý đồng đều, đầu tư một cách chỉn chu gồm có hiếm muộn nữ, hiếm muộn nam và labo đến với tôi sau quãng thời gian công tác trong ngành hiếm muộn sau khi tốt nghiệp. Tôi biết được rằng bệnh nhân hiếm muộn có 3 điều họ không bao giờ muốn nhắc đến là xin trứng, xin tinh trùng, và mang thai hộ. Để cho mong muốn của bệnh nhân thành hiện thực, chúng tôi xem vô sinh nữ, vô sinh nam và labo là 3 mắt xích quan trọng và chỉ cần gãy một mắt xích, thì người chịu nhiều thiệt thòi nhất chính là bệnh nhân. Có một điều tôi hết sức tự hào, đó là trung tâm mới thành lập được 1 năm, rất trẻ nhưng không có non. Tỷ lệ bệnh nhân phải xin trứng rất là thấp, tới bây giờ chưa đến 20 ca.
Về hiếm muộn nam, tôi cùng cộng sự là Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Đăng Khoa đã lên ý tưởng từ những ngày đầu tiên trung tâm thành lập. Trước đây khi nói về điều trị hiếm muộn người ta chỉ quan tâm làm sao để tìm đủ tinh trùng để có thể tiến hành làm ICSI. Tuy nhiên sau một thời gian công tác, cả tôi và bác Khoa đều thấy không đơn giản như vậy, làm sao để bệnh nhân không phải đi xin tinh trùng, làm sao để sau khi có con lần 1, bệnh nhân vẫn có thể còn cơ hội lần sau, và làm sao để duy trì sức khỏe phái mạnh…
Bên cạnh đó về phòng Lab ISO5 hiện nay thì tương lai có thể tôi còn muốn nâng cấp lên phòng ISO4 tốt hơn, chúng ta có thể hiểu lab giống như tử cung và vòi trứng của người mẹ ở giai đoạn đầu, khi mà phôi chưa được bám và buồng tử cung và việc xây dựng một môi trường càng giống với tử cung mẹ càng tốt. Thụ tinh ống nghiệm có nghĩa là bắt chước tự nhiên và phải bắt chước hoàn hảo nhất cơ thể người phụ nữ từ nhiệt độ tối ưu, môi trường tối ưu… đó là điều mà tôi và bác sĩ Khoa cùng cộng sự tại IVFTA-HCM hướng đến sau gần 20 năm công tác trong lĩnh vực này.
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM cho biết “Ngoài tỉ lệ thành công và rất nhiều chính sách hỗ trợ cho bệnh nhân và nhân viên y tế, tại IVF TA tôi có môi trường làm việc tốt nhất. Trang thiết bị hiện đại, chiếc kính tôi sử dụng khi mổ rất thoải mái, không phải di chuyển nhiều, hình ảnh rõ ràng làm cho ca mổ nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Một điểm nữa là xung quanh tôi có rất nhiều thầy cô ở trong các lĩnh vực khác như chuyên khoa về Nam học Tiết niệu, Nội tiết và cả Sản, đặc biệt là nội tiết. Nhiều quý ông sau chỉ mải tập trung vào gia đình và con nhỏ mà không để ý đến sức khỏe đang đi xuống, đa số các bệnh nhân tìm đến thì đều đã có vấn đề ở cơ quan sinh dục, ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống. Rất may xung quanh mình có nhiều thầy cô, đồng đội giỏi và cơ sở trang thiết bị tốt, tôi rất yên tâm bàn giao lại bệnh nhân của mình cho họ chăm sóc.
Và đặc biệt với những bệnh nhân ung thư, những người trước đây hay bị bỏ quên đến việc có con mà chỉ quan tâm đến chất lượng cuộc sống thì giờ đây nhờ sự liên kết và trợ lực của các chuyên khoa ung bướu, phòng Lab chúng tôi có thể yêu cầu vừa làm xét nghiệm vừa trữ tinh trùng, nếu mẫu tinh trùng tốt thì chúng tôi có thể trữ mẫu tinh trùng làm nhiều mẫu nhỏ, tiện lợi cho việc lưu trữ và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.
Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo theo là những khó khăn, đặc biệt với những cặp gia đình hiếm muộn trên hành trình tìm con. Không ít vợ chồng bỏ lỡ chu kỳ điều trị, hoãn thời gian chọc trứng, chuyển phôi. Là người đầu tiên “lội ngược dòng”, cùng bác sĩ Như xây dựng 1 quy trình chọc hút trứng đặc biệt cho FO, BS Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về cơ duyên đặc biệt này “Theo cá nhân tôi, các đồng nghiệp làm trong ngành y đa phần đều có lòng trắc ẩn, mình phải đặt chữ tâm lên hàng đầu.”
Trong thời buổi đại dịch COvid19 vừa qua, ngoài việc hỗ trợ điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân, nhân viên y tế còn là một nguồn động lực rất lớn. Chúng tôi hiểu những khao khát của bệnh nhân hiếm muộn mong con chính chủ của mình, ngoài bệnh tật bên ngoài còn có tâm bệnh. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân F0 trước ngày chọc hút trứng, ngoài việc chấp nhận sự thật hủy bỏ chu kỳ vừa rồi và bệnh nhân sẽ tốn hàng chục triệu đồng, mất đi cơ hội làm cha, làm mẹ, đó là điều mà thật sự bản thân tôi và bác Như rất thao thức. Tuy nhiên may mắn là trong khoảng 2 năm đại dịch covid19 hoành hành, đã có nhiều nghiên cứu về tác động covid lên vô sinh hiếm muộn. May mắn nữa là giả thiết gần đây cho thấy Covid-19 không còn là rào là rào cản quá lớn đối với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Cho nên, dựa dựa vào những căn cứ chúng tôi có được về mặt bằng chứng y học và sự đồng thuận của ban giám đốc, ngay tại thời điểm đó một phòng chọc hút trứng dã chiến được ra đời. Bác sĩ Nguyên cho biết thêm.
BVĐK Tâm Anh là một bệnh viện rất trẻ nhưng được cơ sở trang thiết bị vật chất được đầu tư rất chỉnh chu, có một khu điều trị covid riêng cho bệnh nhân, do đó, chỉ một thời gian ngắn thôi thì mọi thứ tốt nhất cho bệnh nhân đã hoàn chỉnh.
Là một bác sĩ trẻ tại IVFTA-HCM, Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú chia sẻ có một văn hóa rất hay là sự trao đổi thông tin liên tục, không chỉ dừng lại ở thăm khám và cho thuốc điều trị, chúng tôi theo dõi cả diễn tiến của người bệnh như số lượng trứng, chất lượng trứng, chất lượng phôi,.. kết hợp các yếu tố đó chúng tôi có các quyết định điều trị chính xác hơn cũng như thay đổi kịp thời phác đồ cho những lần tiếp theo.
Khi các cặp vợ chồng đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản thì tất cả các nhân viên từ bác sĩ, nữ hộ sinh và cả bộ phận chăm sóc khách hàng, tất cả mọi người đều cố gắng mang đến những dịch vụ, chất lượng điều trị tốt nhất cho người bệnh. Tuy nhiên về mặt chuyên môn, điều đặc biệt chính là sự phối hợp mật thiết giữa 3 khía cạnh hiếm muộn nữ, hiếm muộn nam và labo. Không chỉ người vợ, mà tất cả các anh chồng đều được thăm khám riêng với bác sĩ nam khoa, khám lâm sàng, đánh giá tinh dịch đồ và được tư vấn về sức khỏe sinh sản kết hợp với việc thăm khám từ bác sĩ hiếm muộn nữ. Sự phối hợp giữa 2 bên là điều kiện rất quan trọng để đánh giá, tìm nguyên nhân vô sinh chi tiết hơn.
Dưới đây là phần hỏi đáp chi tiết trong chương trình:
Em năm nay 43 tuổi. Đã từng có bé rồi (lớp 8) giờ muốn sinh bé tiếp. Tháng 10/21 có thực hiện IUI thất bại. Sau đó đi chụp tử cung vòi trứng bị tắc. Tháng 12/2021 đi làm phẫu thuật thắt cả 2 vòi trứng. Tháng 2/2022 có đi làm IVF lọc được 8 phôi ngày 3: 4 tốt, 4 khá. 26/2 có làm chuyển phôi lần 1 thất bại. Ngày 26/4 chuyển phôi lần 2 tiếp cũng thất bại. Mặc dù cũng là hết các xét nghiệm: AMH đạt, niêm mạc lúc chuyển phôi 9.5, tâm lý thoải mái,.. Nhưng sao vẫn không đậu. Bác sĩ có thể giúp tư vấn em nên tìm thêm nguyên nhân gì nữa không ạ, hiện nay em đang còn 4 phôi nữa. Em nên chờ khoảng bao lâu để chuyển phôi lại được? Hoặc nên dừng để làm lại từ đầu để sàng lọc kiểm tra. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
Đặng Vân – Website BVĐK Tâm Anh
ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Cảm ơn bạn đã cung cấp rất chi tiết quá trình điều trị hiếm muộn của bạn. Như thông tin bạn đã chia sẻ, thì phụ nữ ngoài xã hội 43 tuổi vẫn là đang trong giai đoạn chín về sự nghiệp và thành đạt, tuy nhiên xét về khả năng sinh sản thì số lượng trứng trên buồng trứng của mình bắt đầu giảm hơn so với độ tuổi trẻ.
Mình biết là tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là từ 45 cho đến 50 tuổi. Khi tiến gần tới độ tuổi đó thì số lượng trứng sẽ giảm dần đi và chất lượng trứng cũng sẽ giảm. Những trứng tốt hơn đã rụng khi mình ở độ tuổi trẻ. Trong trường hợp của bạn, bạn khá là may mắn so với những người phụ nữ 43 tuổi khác, có vẻ như số lượng trứng trên buồng trứng của bạn còn rất khá. Tuy bạn không cung cấp về số lượng trứng thu thập được, nhưng bạn cung cấp về số lượng phôi – bạn có được tới 8 phôi ngày ba (4 phôi khá và 4 phôi trung bình). Tôi nghĩ là hơi đáng tiếc một chút, lẽ ra mình nên nuôi phôi ngày 5 luôn. Trong điều trị hiếm muộn, tỷ lệ có thai sẽ liên hệ mật thiết tới độ tuổi của người phụ nữ, khi lớn tuổi thì chất lượng trứng giảm (nói cách khác là khả năng mà mình tạo ra những cái trứng không bình thường về mặt di truyền sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi). Do đó, khi mình có số lượng phôi khá, mình nên nuôi tiếp lên ngày 5 để sau đó có thể tiến hành sinh thiết phôi.
Các nghiên cứu đã cho thấy khi chúng ta tiến hành sinh thiết phôi ở nhóm bệnh nhân từ 35 tuổi trở lên, chúng sẽ góp phần làm cải thiện tỉ lệ có thai, giảm nguy cơ sẩy thai. Theo một số thông tin về mặt phôi học, giai đoạn từ lúc mà phôi được kết hợp từ trứng với tinh trùng cho đến phôi ngày 3 (phôi giai đoạn phân chia), nguyên giai đoạn này, phôi phát triển thụ động và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn năng lượng đến từ trứng. Và từ ngày 3 lên tới ngày 5 thì lúc này bộ gene của phôi sẽ kích hoạt lên. Lúc này phôi mới thể hiện bản chất và hoạt động của phôi ra sao.
Việc những phôi vượt qua khỏi ngày 3 hết sức quan trọng trong việc chọn lọc phôi. Đó là lý do mà tại IVF Tâm Anh có những đòi hỏi rất cao cho các bạn ở Lab. Thông thường, bệnh nhân có 3 phôi ngày 3 là tôi đã yêu cầu phải nuôi phôi ngày 5. Từ quá trình phát triển và số lượng phôi, Lab sẽ phải cung cấp thông tin, tiên lượng xem bao nhiêu lâu phôi sẽ lên tới ngày 5 cho bác sĩ.
Trong trường hợp của bạn Vân, đã hai lần chuyển phôi không thành công. Thứ nhất là về vấn đề phôi, không biết bây giờ 4 phôi còn lại là phôi trung bình hay phôi khá, nhưng thông thường về mặt nguyên tắc thì người ta sẽ chuyển những phôi có chất lượng tốt hơn trước và để lại những phôi có chất lượng ít tốt hơn. Theo tôi, trong tình huống này, có thể mình sẽ rã 4 phôi ngày 3 và nuôi lên ngày 5. Với 4 phôi ngày 3 với chất lượng trung bình thì hy vọng sẽ có từ 1 đến 2 phôi ngày 5. Với số lượng phôi ít quá, thì có được phôi ngày 5 nào thì cứ chuyển. Chỉ khi nào mình có nhiều phôi ngày 5 hơn thì có thể cân nhắc tới vấn đề sinh thiết phôi.
Một vấn đề khác là bạn Vân đã có một bé năm nay học lớp 8. Bạn bắt đầu điều trị từ 2021, có nghĩa là sau 13 năm sinh em bé đầu tiên, vấn đề đầu tiên là phải nghĩ tới hai vòi trứng, và tác nhân thường hay gây tổn thương vòi trứng nhất chính là nhiễm trùng. Mặc dù đã cắt hai vòi trứng rồi và nhiều khả năng là do phôi không tốt, không hoàn hảo về mặt di truyền và làm mình thất bại. Nhưng nguyên nhân, yếu tố tại nội mạc tử cung cũng là một điều phải hết sức chú ý, bởi vì con số 9,5 chỉ là độ dày thôi, điều này không có phản ánh hết được bản chất của vấn đề. Giờ bạn đã cắt hai vòi trứng rồi, có nghĩa là tạm thời yên tâm các lý do từ vòi trứng làm cho bạn không thành công. Bạn Vân chỉ còn có 4 phôi, giống như mình đặt hết tất cả vốn liếng vào một canh bạc vậy. Thì trước khi đặt hết vốn liếng vào cái canh bạc này, tôi khuyên bạn nên kiểm tra qua nội mạc tử cung trước khi mình rã phôi để nuôi hết lên ngày 5.
Chào bác sĩ! Vợ chồng em đã mong chờ con 2 năm nhưng thả hoài không thấy tin vui, 2 vợ chồng đi thăm khám thì phát hiện chồng bị vô tinh, mất đoạn azfc b2/b4, chỉ số fsh 21, còn lại mọi thứ bình thường, chồng em không bị quai bị và đã được bác sĩ mổ micro-TESE để tìm kiếm tinh trùng nhưng kết quả không có tinh trùng và tinh tử tròn. Bác sĩ kết luận không còn phương pháp nào nữa nhưng trong thâm tâm vợ chồng em vẫn mong mỏi có một điều kì diệu xảy ra liệu còn phương pháp nào để cho vợ chồng em một chút hy vọng nữa không ạ, dù có khó khăn đến mấy chỉ cần bác sĩ nói có thể là vợ chồng em sẽ chạy chữa đến tận cùng. Mong bác sĩ hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Hương – website BVĐK Tâm Anh
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Thông thường nếu như những bệnh nhân hoặc là nhân viên y tế khi nghe bệnh cảnh cam go như của bạn là anh nhà đã dùng phương pháp trích tinh trùng hay thu tinh trùng là micro-TESE, thì sẽ nghĩ không còn hy vọng gì nữa và sẽ hướng tới kịch bản là đi xin tinh trùng. Tuy nhiên tại BVĐK Tâm Anh, chúng tôi thường sẽ đánh giá lại vì chúng tôi vẫn có cơ sở lý luận của mình.
Thứ nhất, tinh hoàn là một cấu trúc hình ba chiều (hình trứng hoặc hình elip), và kỹ thuật micro-TESE nghĩa là người ta sẽ rạch một đường ngang tinh hoàn (giống như trái cam chúng ta bổ đôi ra), sau đó dàn trải ra và tìm tinh trùng trên bề mặt đó. Giống như tòa nhà mười tầng thì chúng ta chỉ mới khai thác một tầng thôi. Gần đây, trong một hội nghị ở hiệp hội sức khỏe sinh sản của Mỹ, có một nhóm tác giả của trường đại học Cornell – nơi phát kiến ra kỹ thuật này, có một tác giả đã nghĩ tới phương án là rạch hai đường, nhưng mà chiều dài của hai đường rạch đó cộng lại sẽ bằng một cái đường rạch gọi là đường xích đạo của tinh hoàn. Với hy vọng tăng cơ hội tìm thấy tinh trùng.
Trên Y văn cũng đã ghi nhận rằng, với những trường hợp micro-TESE đã thất bại một lần, nếu chúng ta cố gắng mổ lại thì cơ hội tìm thấy khoảng 10-20%, đó là một tin vui mà tôi nghĩ rằng bạn Nguyễn Hương và ông xã nên biết. Tuy nhiên, để quyết định có nên mổ hay không thì thông thường chúng tôi sẽ thăm khám lại, vì thời điểm bạn thực hiện micro-TESE đến thời điểm thực hiện lại cũng khá quan trọng. Nếu như mới mổ tháng trước thì tháng sau không nên. Thông thường, phải chờ đợi khoảng 3 – 6 tháng tùy đáp ứng của cơ thể của bệnh nhân.
Ngoài ra cũng phải đánh giá lại nội tiết và soát xét lại xem trong thời gian đó bệnh nhân có nhiễm bệnh gì hay không? Có những yếu tố nguy cơ gì hay không? Hay có những điểm cộng điểm trừ gì hay không? Ví dụ như những bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh đã được điều trị rồi thì sẽ khác (Y Văn cũng ghi nhận là ở những trường hợp đó bệnh nhân mổ tìm thấy tinh trùng sẽ cao hơn).
Gần đây, ban giám đốc bệnh viện đã duyệt và đầu tư cho bác sĩ nam khoa một cái máy siêu âm. Đây là một cách tiếp cận mới và rất là khác biệt. Thông thường trước đây các bác sĩ nam khoa và niệu khoa chỉ khám, hỏi bệnh thôi. Giống như cái ly này, khi sờ chúng ta cảm nhận được nó mềm hay nó cứng, nó có góc cạnh gì hay không, nó trơn láng hay nó sần sùi gì hay không thôi.
Trên Y văn cũng ghi nhận là những tinh hoàn bình thường thì có độ cứng nhất định, còn những tinh hoàn bị teo hoặc là quá cứng, hoặc quá mềm… thì đây là những dấu hiệu tiên lượng không tốt. Ngoài ra còn những vấn đề khác như: có u bướu gì hay không, có bị vi vôi hóa trên cái mô của tinh hoàn không. Trong một năm qua, chúng tôi siêu âm thấy tình trạng này khá nhiều. Đó là những thông tin cực kỳ quý báu giống như chúng ta có thể nhìn xuyên qua (thay vì trước đây chúng ta chỉ sờ và cảm nhận thôi). Bây giờ đã có sự trợ lực của siêu âm, con mắt của chúng ta được mở rộng hơn và thêm rất nhiều thông tin: tưới máu lên mô tinh hoàn, chúng ta thấy rằng nếu chiếu lên mà mô tinh hoàn tối đen không thấy máu tưới thì đó là một tiên lượng không tốt. Có những nghiên cứu chỉ mới ở mức là nghiên cứu quan sát, người ta thấy răng những bệnh nhân có phân bố mạch máu tốt hơn thì cái khả năng tìm thấy tinh trùng vẫn cao hơn.
Tổng hòa trên những thông tin mà chúng tôi thu thập được thì chúng tôi mới có những quyết định, khuyên bệnh nhân và cũng chia sẻ thiệt tình rằng cơ hội của bệnh nhân là bao nhiêu. Một điểm cực kỳ quan trọng là thông qua những bệnh nhân quay trở lạ thì đa số những bệnh án cách đây khoảng 10 năm trở về trước, gần như bệnh nhân quay lại đều lớn tuổi rồi và họ mặc định phải xin ngân hàng tinh trùng. Nhưng khi chúng tôi xem lại hồ sơ thì có thể do thời điểm trước đó khoa học kỹ thuật chưa phát triển, những xét nghiệm về di truyền, xét nghiệm về nội tiết cũng như những thông tin về xét nghiệm giải phẫu bệnh cũng chưa được cập nhật.
Có nhiều trường hợp chúng tôi xem lại hồ sơ, thăm khám mổ lại và có tinh trùng. Gần đây nhất có hai ca. Một ca là bệnh nhân đã mặc định tới đây để xin ngân hàng tinh trùng; một ca là trong quá trình thăm khám lại thì phát hiện thực ra bệnh nhân không phải là không có tinh trùng, giải phẫu bệnh ghi là SCOs (hội chứng một lớp tế bào Sertoli), nhưng khi mà các bạn lab nam khoa đọc kết quả tinh dịch đồ lại thì phát hiện ra những trường hợp này được kết luận là Crypto, có nghĩa là trong mẫu xuất tinh của bệnh nhân, nếu nhìn sơ qua sẽ không thấy tinh trùng. Nhưng lấy cặn lắng quay ly tâm, gạn cặn lại và soi lên thì thấy có vài con tinh trùng đang cử động hoặc nằm yên. Các bạn ở phòng labo thu gom và trữ lạnh những tinh trùng này. Sau đó, nếu như bệnh nhân có nhiều trứng thì chúng ta gom nhiều tinh trùng để đủ cho một chu kỳ làm IVF, nếu bệnh nhân ít trứng thì có thể thực hiện ngay luôn.
Với chiến lược và cách tiếp cận như vậy, bệnh nhân không phải mổ lại và có thể có con chính chủ nữa. Ngoài chi phí phẫu thuật, rồi bị đau đớn, tổn thương về mặt tinh thần thì đó là một nguồn động viên rất lớn khi mà người ta cảm thấy rằng họ đúng nghĩa là đàn ông và trở lại với vai trò của mình một cách rất tự nhiên. Đó là hai ca mà chúng tôi nghĩ rằng cũng là một minh chứng cho sự phối hợp giữa ba bên: hiếm muộn nữ – labo – nam khoa.
Tôi mong là được gặp bạn Hương ở BVĐK Tâm Anh để chúng ta cùng ngồi lại, xem lại hồ sơ. Đôi khi có thể lật ngược ván cờ một cách ngoạn mục.
Em chào bác sĩ! Em năm nay 28 tuổi, đã kết hôn được 1 năm rưỡi. Em đã từng có thai 2 lần: Lần 1 cách đây 10 tháng bị chửa ngoài tử cung cơ thể tự đào thải, lần 2 cách đây 2 tháng mang thai 8 tuần túi thai không có noãn buộc phải hút. Gia đình bên nội nhà em có tiền sử bại não: Biểu hiện ở cô ruột và một cháu trai nhà chị họ. Ngoài ra, còn một chị họ khác (chưa có con) phát hiện bị dị nhiễm sắc thể (được chẩn đoán: dị NST làm cho phôi dễ mắc bệnh về sức khỏe tâm thần hoặc gây sảy thai, dị tật, không có noãn) hiện đang phải làm IVF có sàng lọc phôi. Em nghĩ mình cũng có nguy cơ bị dị NST do di truyền giống như chị họ em, vì thế trước khi có kế hoạch mang thai lại, em muốn làm xét nghiệm NST tại bệnh viện mình, bác sĩ cho em hỏi chi phí xét nghiệm NST hiện nay tại bệnh viện mình là bao nhiêu ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Vũ Thị Giang – website BVĐK Tâm Anh
BS Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp
Trước khi đi vào những vấn đề sâu hơn thì tôi xin chia sẻ dưới góc độ kiến thức về câu chuyện bại não. Bại não là một tình trạng rối loạn thần kinh cơ, gây ảnh hưởng đến vùng vận động vỏ não của thai nhi. Do đó, khi em bé ra đời với những rối loạn này thì em bé sẽ mắc những bất thường liên quan tới bệnh bại não. Trong giai đoạn trước đây, khi mà khoa học mình chưa phát triển thì các tác giả đã tìm ra những nguyên nhân nghi ngờ dẫn đến câu chuyện bại não sau sinh. Căn nguyên chính xuất hiện từ những câu chuyện khi bào thai mới hình thành, hoặc những sang chấn tổn thương về não khi em bé mới ra đời. Nhưng trong giai đoạn thập kỷ gần đây, khi mảng di truyền – một công cụ đắc lực không chỉ dành riêng cho bộ phận IVF, mà đa chuyên khoa khác họ phát triển, họ quan tâm tới vấn đề di truyền nhiều hơn thì đã có nhiều nhóm tác giả lấy mẫu là là những bệnh nhân có tiền căn là sinh con có vấn đề bất thường về bại não để kiểm tra về bộ gene và đặc tính di truyền của những đứa con sinh ra phía sau.
Cho đến thời điểm hiện tại, các cái minh chứng rõ ràng về câu chuyện di truyền có ảnh hưởng tới những thế hệ sau của một cái gia đình về căn bệnh bại não hầu như là chưa chắc chắn. Do vậy, để khẳng định 100% là tiền căn yếu tố di truyền có thể quyết định câu chuyện bại não ở thế hệ sau hay không thì tới bây giờ chúng ta vẫn chưa có một câu hỏi trả lời rõ ràng.
Tôi muốn gửi gắm quan điểm này đến với chị Giang vì về di truyền, chúng ta phải hiểu rõ hai khái niệm. Khái niệm thứ nhất là những bệnh lý mang tính chất di truyền theo hệ thống của gia đình; khái niệm thứ hai là các rối loạn về gen (hay theo thuật ngữ chuyên môn người ta gọi là những đột biến de novo. Rối loạn di truyền liên quan tới gia đình thì thường mang tính chất hệ thống, có nghĩa là ông bà, cha mẹ, và thậm chí anh chị em đều mang những bất thường di truyền này sẽ dẫn đến thế hệ những người em, người cháu sẽ mắc những vấn đề tương tự. Mình có thể tầm soát các vấn đề này bằng các sàng lọc trước sinh hay thậm chí là những sàng lọc về NST cũng như yếu tố về gene của các gia đình của bệnh nhân đó.
Và vấn đề thứ hai là những đột biến de novo hay còn gọi là những rối loạn gene phát sinh trong quá trình hình thành giao tử của em bé, những đột biến này không mang yếu tố về gia đình. Do đó chúng ta sẽ không sàng lọc được bằng những kỹ thuật hiện tại chúng ta đang đang hiện hữu.
Quay lại câu chuyện khi chị Giang lo lắng về các vấn đề di truyền có ảnh hưởng đến chuyện mang thai hay không? Thì tôi nghĩ chị Giang nên chậm lại một bước, tại vì thứ nhất là mình sẽ phải hiểu rằng, để có thể có một có em bé khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có một hạt giống tốt. Có nghĩa là mình phải có một số lượng phôi và chất lượng phôi phải khá. Thông qua những thông tin về chị Giang mà tôi đang có thì chị Giang có một lợi thế rất lớn, đó là chị Giang còn rất trẻ tuổi, năm nay chị Giang chỉ mới 28 tuổi thôi. Thời điểm này là thời điểm vàng để một người phụ nữ có thể bắt đầu câu chuyện là sinh con và có thai khỏe mạnh. Khi mà năng lực của noãn ở thời điểm 28 tuổi là cực kỳ khá. Và quá trình phát triển của phôi trong vòng ba ngày đầu đa phần phụ thuộc vào năng lực của noãn, chất lượng noãn. Do đó, khi bạn đang có lợi thế này thì tôi nghĩ câu chuyện về những bất thường di truyền liên quan tới sự phân chia của noãn hầu như là sẽ hiếm và khó gặp hơn.
Thứ hai, nếu như mà về câu chuyện về tầm soát về gene, những câu chuyện về yếu tố về gia đình,… thì tại Tâm Anh chúng tôi cũng đang có những gói xét nghiệm tầm soát cơ bản về NST, hoặc một số bệnh lý đơn gene hoặc những bệnh lý mà có quy định là đã tầm soát được có yếu tố dẫn đến sinh ra một em bé bất thường thì chúng tôi sẽ tầm soát từ ba mẹ trước. Nếu như cha mẹ là những người mang bất thường về kiểu gen này thì mình sẽ đi tới một bước kế tiếp là chẩn đoán các bất thường về gen trên phôi tạo ra từ cặp vợ chồng này.
Dựa trên những căn cứ và những lý luận cụ thể thì chúng tôi mới đưa ra những định hướng rõ ràng hơn cho chị Giang. Do vậy, trong trường hợp này thì tôi nghĩ chị Giang nên thả lỏng cơ thể mình một chút. Tại vì trong hoàn cảnh gia đình mình có nhiều vấn đề về di truyền, về bản thân mình thì cũng phải có một động lực nhất định, tin vào chính bản thân mình. Câu chuyện mà chúng tôi đồng hành cùng với chị chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, hy vọng sẽ gặp lại chị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM hoặc Hà Nội để chúng tôi giúp chị có phương án điều trị, sớm có con an toàn & khỏe mạnh.
Chào bác sĩ, vợ chồng tôi năm nay 39 tuổi, năm 30 tuổi có thai nhưng có triệu chứng thai trứng bán phần phải bỏ thai. Hơn 1 năm sau, tôi có đi làm IUI 3 lần nhưng không thành công do nội mạc mỏng. Sau đó tôi có thai tự nhiên nhưng lại mất tim thai lúc hơn 9 tuần tuổi, chồng tôi thì có mật độ tinh trùng di động kém. Năm 2017 tôi đã làm IVF, kết quả chọc hút trứng được 5 trứng, tạo 3 phôi và chuyển phôi tươi, thành công ngay lần chuyển này. Nay bé nhà tôi được 4 tuổi và đang mong muốn có thêm bé nữa nhưng hơn 1 năm nay vẫn chưa có. Chúng tôi muốn được tư vấn để làm IVF, cảm ơn bác sĩ ạ!
Huyền Trân – Website BVĐK Tâm Anh
BS Phạm Thị Mỹ Tú – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Hiện tại chị Trân 39 tuổi, thì đối với phụ nữ sau 35 tuổi số lượng trứng, lẫn chất lượng trứng sẽ giảm dần, đây là một quy luật tự nhiên. Đây là một cái khó khăn đến từ cả bác sĩ điều trị lẫn bệnh nhân, về phía chúng tôi phải có một phương án phù hợp. Và giờ việc làm đầu tiên và cần thiết nhất là hai vợ chồng đến khám với các bác sĩ hiếm muộn, có thể bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt
Em 28 tuổi, lấy vợ đầu năm 2020, nhưng chưa có con do em không có tinh trùng. Sau 2 tháng uống thuốc thì tinh dịch đồ có vài con tinh trùng bất động li tâm, bác sĩ cho uống thêm 2 tháng thuốc nữa, tuy nhiên em đi khám lại thì không có tinh trùng, và kết quả bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Và em đã mổ vào tháng 12/2021, làm sinh thiết tinh hoàn thì cả hai bên tinh hoàn các ống sinh tinh đều ngừng sinh tinh ở mức tinh tử tròn, không có tinh tử trưởng thành. Sau 6 tháng uống thuốc và đợi kết quả em đi khám lại nhưng vẫn chưa có tinh trùng, em đọc báo thấy có kỹ thuật ROSI có thể giúp có con. Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã ứng dụng phương pháp này chưa, em muốn được làm tại 1 trung tâm, không phải chuyển viện nhiều, đặc biệt là làm với một bác sĩ để an tâm và tăng tỷ lệ thành công. Cảm ơn bác sĩ ạ!
Huỳnh Thế Phong – Fanpage BVĐK Tâm Anh
ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Kỹ thuật ROSI là một phương pháp dùng tinh tử tròn kết hợp với trứng, kỹ thuật này đã có từ lâu, nhưng hiện giờ các quốc gia đồng thuận áp dụng phương pháp này ở những trung tâm thụ tinh ống nghiệm thì chưa nhiều, trong đó có Bỉ. Có một số lý do, thứ nhất kỹ thuật này tỷ lệ thành công không cao, theo số liệu thống kê gộp 2021 về tỷ lệ có thai của kỹ thuật này là 4.5%. Vấn đề thứ hai là tại vì IVFTA-HCM mổ micro-TESE rất nhiều, chúng tôi đã phân lập ra tinh tử tròn, nhưng chúng tôi vẫn còn hết sức thận trọng là có nên áp dụng phương pháp này lên bệnh nhân hay không. Bởi vì, thêm một điều quan tâm ngoài tỷ lệ thành công đó chính là yếu tố di truyền của em bé. Còn về khả năng cần làm gì đối với trường hợp anh Phong thì tôi xin nhường lời lại cho bác sĩ Khoa.
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM chia sẻ thêm:
Xin chia sẻ với bạn là trường hợp của bạn chưa phải sử dụng phương pháp ROSI đâu, bởi những lý do sau đây. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu về kết quả sinh thiết, đa số những trường hợp bị suy giãn sinh tinh không ra một kết quả duy nhất (giảm sinh tinh, suy giãn sinh tinh giữa chừng,…) mà sẽ là hòa lẫn chung. Ví dụ họ lấy nhiều điểm sinh thiết thì sẽ ra nhiều kết quả khác nhau. Và khi chúng ta làm kết quả sinh thiết tại Việt Nam thì có một điều đáng buồn là, mặc dù yêu cầu của các Hiệp hội như Niệu khoa Châu u là chúng ta lấy ít nhất ba điểm, thì các kết quả mà tôi nhận được thông thường khi chúng ta chưa cập nhật thông tin chỉ lấy một điểm và kết quả đó không đại diện cho tinh hoàn. Đó là lý do tại sao ở đây kết quả xét nghiệm lại có một sự trái ngược như vậy.
Lý do khi nghe bệnh cảnh của anh tôi và bác sĩ Như rất mừng, vì trước đây anh vẫn có khả năng sinh tinh, chứng tỏ khả năng sinh tinh vẫn còn. Và với sự phát triển của kỹ thuật, của phương pháp micro-TESE và với lab xịn của chúng tôi thì những trường hợp này không cần phải sử dụng tinh trùng non (tinh tử tròn), vì đây là một thách thức về mặt kỹ thuật. Mong sẽ gặp lại anh ở BVĐK Tâm Anh TP.HCM để chúng ta cùng ngồi suy xét lại, liệu có trầm trọng như chúng ta vẫn nghĩ. Và bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng không phải là một trường hợp quá khó, cho nên bạn không nên quá lo lắng.
Em từng thất bại chuyển phôi, chụp tử cung vòi trứng thì bình thường, nhưng mổ nội soi mới biết ứ dịch tai vòi bên trái. Xin hỏi bác sĩ là vừa mổ nội soi như vậy xong em có thể chuyển phôi tiếp không, hay cần ngưng 1 thời gian ạ?
Độc giả giấu tên –
BS Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Ứ dịch tai vòi sẽ làm dịch từ tai vòi chảy ngược lại vào trong tử cung, và đây là nơi phôi làm tổ, phát triển thành em bé. Và với những dịch này mình chưa biết nó là dịch viêm hay dịch mủ hay dịch sinh lý, thì khi có bất thường chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến phôi. Do vậy với trường hợp của mình tôi nghĩ chắc bác sĩ đã cắt tai vòi cho mình rồi, câu chuyện sắp tới của chị khi chuyển phôi sẽ sử dụng phác đồ phù hợp với niêm mạc. Đồng thời, ở thời điểm chuyển phôi vai trò của cả bác sĩ và chị hết sức quan trọng, mong tin vui sẽ sớm đến với chị.
Em 28 tuổi, bị lạc nội mạc trong cơ tử cung, đa nang buồng trứng. Đợt trước, bác sĩ tư vấn cho trường hợp của em là cắt kinh 3 tháng trước khi thực hiện IVF. Không biết như vậy có đúng không ạ? Lần đầu làm nên em cũng hoang mang, mong bác sĩ tư vấn giúp em là em nên làm gì để cho tốt nhất trường hợp của em (đã cưới 3 năm nhưng chưa có con, chồng 35 tuổi, tinh trùng yếu).
Tạ Hoàng Mỹ Linh – Fanpage BVĐK Tâm Anh
BS Phạm Thị Mỹ Tú – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Chúng ta có thể thấy trường hợp hiếm muộn này đến từ cả hai phía nên phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất là thực hiện IVF. Thông thường đa phần những bệnh nhân có bệnh lý buồng trứng đa nang sẽ gặp một tình trạng là rối loạn kinh nguyệt, rất có thể đây là nguyên nhân mà bác sĩ điều trị đã tư vấn thuốc điều hòa kinh nguyệt cho chị, có thể lúc này chị đã được chỉ định làm IVF rồi.
Với phương pháp IVF thì mình sẽ thực hiện ở đầu chu kỳ kinh (vào ngày 2,3 chu kỳ kinh) nên bác sĩ sẽ cho thuốc để bắt đầu kỳ kinh. Nhưng ngược lại, ở nhóm bệnh nhân có buồng trứng đa nang thì có một ưu thế là số lượng nang trứng trên buồng trứng còn nhiều, đồng nghĩa với việc sẽ lấy ra nhiều trứng, tạo được nhiều phôi và cứ mỗi một phôi mình trữ lại thì sẽ tăng khả năng có con.
Trường hợp của hai vợ chồng chị không quá khó, có điều hai vợ chồng nên đi khám sớm để dễ khai thác ưu điểm của mình, ở độ tuổi còn trẻ sẽ gia tăng tỷ lệ thành công.
ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM chia sẻ thêm:
Buồng trứng đa nang với ưu thế là nhiều trứng, nhưng đằng sau ưu thế thì cũng có hai mặt và bất lợi đó chính là quá kích buồng trứng, cho nên khi điều trị nên bắt đầu từ ngày hai chu kỳ kinh. Vì với phác đồ điều trị mà bạn có quá nhiều trứng phát triển thì phải sử dụng một số loại thuốc để giảm nguy cơ quá kích buồng trứng. Còn nếu khi mình tiêm thuốc ức chế lạc nội mạc trong cơ trước thì khi kích thích buồng trứng sẽ không có nhiều cơ hội để áp dụng các phác đồ làm giảm quá kích buồng trứng. Do đó tôi có một ý thay đổi, là mình kích thích buồng trứng từ ngày 2 chu kỳ kinh, lấy trứng làm phôi trước, sau khi có phôi ưng ý thì mình mới ức chế lạc nội mạc tử cung, sau đó mới đưa phôi vào tử cung.
Với trường hợp này còn một vấn đề là tinh trùng yếu, bác sĩ Khoa có thể chia sẻ thêm cho vợ chồng độc giả về vấn đề này được không ạ?
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM
Thông thường với những bệnh nhân này, cuộc sống sau khi có con cũng cần được quan tâm, chúng tôi sẽ suy xét lại. Hiện nay trên các dữ liệu y văn thống kê cho thấy hiếm muộn nam nói chung họ mắc những bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư… thì khả năng sinh tinh yếu, có khi tinh hoàn cũng có gặp vấn đề và khả năng sản xuất hormone nam giới kém hoặc rất kém, khả năng phát triển da, lông, tóc, móng cũng kém hơn những người nam khác.
Cho nên sau khi điều trị có con xong chúng tôi luôn hoạch định một kế hoạch giúp nam giới biết làm gì, đến gặp ai, chuyên gia nam học để giải quyết những rối loạn tình dục, chuyên gia nội tiết để bổ sung nội tiết tố trong trường hợp suy sinh dục. Đặc biệt là những trường hợp làm IVF lần 1 có tinh trùng nhưng lần 2 quay lại thì không có hoặc đang điều trị có tinh trùng nhưng tới ngày chọc hút trứng lại không có tinh trùng. Tại Trung tâm của chúng tôi quan tâm ngay từ vòng sàng lọc ban đầu với chính sách: những nam giới trên 50 tuổi, có tiền sử rối loạn tình dục và những người có tâm lý căng thẳng chúng tôi đều khuyến khích bệnh nhân trữ tinh trùng.
Tôi nghĩ với ưu thế kiềng ba chân, chiến lược được hoạch định ngay từ đầu như vậy thì bệnh nhân sẽ được chăm sóc một cách đầy đủ, yên tâm.
Thưa bác sĩ em trên 40 tuổi, AMH là 0.3 thì có thể điều trị không cần xin trứng được hay không? Và bác sĩ có thể giải thích trữ trứng được không ạ? Kỹ thuật này nên dành cho những đối tượng bệnh nhân nào? có lợi thế như thế nào cho bệnh nhân?
Mai Lâm Vỹ – IVF Tâm Anh Hội các mẹ mong con
ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Nếu chỉ mang con số AMH ra nói chuyện thì tại IVFTA-HCM có nhiều trường hợp mà AMH 0,3. Tại vì có những trường hợp thử ra máy không thể đọc được, nhỏ hơn 0.08. Và bệnh nhân hiếm muộn họ không muốn xin trứng, xin tinh trùng và mang thai hộ cho nên chính sách chúng tôi điều trị tại IVFTA-HCM là với những bệnh nhân mà chúng tôi liệu rằng vẫn có thể làm được thì sẽ tiến hành gom trứng. Những trường hợp này khi kích thích buồng trứng chúng ta cũng phải làm khác hơn so với các trường hợp bình thường. Với AMH là 0.3 thì mình siêu âm trên buồng trứng không bao giờ mà nhiều hơn 3 nang. Với buồng trứng như vậy thì dù có cho liều thuốc thật mạnh thì cũng không thể nào ra được 10 trứng. Với 3 nang nhỏ thì tối đa chúng ta có 3 nang lớn. Vậy thay vì đổ lượng thuốc thật lớn thì đổ ít thôi và làm nhiều lần.
Ở Tâm Anh tôi đặt áp lực rất lớn lên lab, yêu cầu lab sẽ phải trữ được trứng sau đó rã ra phải sử dụng được. Cách làm này mang tính nhân văn và mang tính hiệu quả về kinh tế, tỷ lệ thành công. Sau 1 thời gian làm việc trên nhóm bệnh nhân khó khăn này thì chúng tôi rút ra 1 số kinh nghiệm. Với những bệnh nhân ít trứng, sau những lần kích thích buồng trứng liên tục thì những lần kích trứng sau thường sẽ thu được nhiều trứng hơn. Có thể ban đầu được 1 cái, sau được 1 cái, 2 cái sẽ thành 3,4 cái. Đối với lab khi bệnh nhân có từ 3 trứng trữ trở lên, nếu bệnh nhân muốn chúng tôi có thể tiến hành làm phôi. Do đó với trường hợp của bạn thì nên đi khám sớm bởi vì lúc này yếu tố về thời gian là hết sức quan trọng. Hơn nữa thường trong lần khám đầu tiên chúng tôi sẽ bàn về kế hoạch điều trị để mình chuẩn bị thời gian. Bời vì mình có thông tin rất hữu ích là khi kích thích buồng trứng và chọc hút trứng liên tục số lượng trứng sẽ nhiều lên nên mình cần sắp xếp thời gian, một khi đã bắt đầu chúng ta sẽ phải làm liên tục thì kết quả mới khả quan được.
Nếu làm IVF thì người vợ vất vả lắm hay không? có phải trải qua nhiều lần đau đớn lắm hay không ạ? Vợ chồng em đang định làm IVF mà em thương vợ em quá. Vợ em bị buồng trứng đa nang, em bị tinh trùng yếu kết hôn gần 3 năm mà chưa có con. Vợ em đã bơm tinh trùng vào buồng tử cung 3 lần nhưng không thành công. Vợ chồng em đều sinh năm 1990.
Khán giả nam gửi câu hỏi về báo VnExpress
BS Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Đầu tiên phân tích các điểm lợi của 2 vợ chồng. Vợ bị buồng trứng đa nang, tất cả các nguyên nhân dẫn đến chậm có con của các cặp vợ chồng thì buồng trứng đa nang nằm trong số nguyên nhân có tiên lượng tích cực nhất trong quá trình điều trị. Trong các giải pháp về hỗ trợ sinh sản hiện tại có 2 giải pháp tối ưu nhất: thứ nhất là bơm tinh trùng, thứ hai là thụ tinh trong ống nghiệm. Với trường hợp sử dụng bơm tinh trùng tỷ lệ có thai sẽ có những rào cản nhất định. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì 2 vợ chồng đã thử 3 lần phương pháp này nhưng chưa thành công thì tôi giới hạn phương pháp này không còn hữu ích trong trường hợp của 2 vợ chồng, thay vào đó mình nên tiến hành làm IVF. Khi làm IVF đối với 2 vợ chồng có 1 lợi thế rất lớn từ người vợ là số lượng trứng lấy ra được rất nhiều và cơ hội có được phôi tốt từ lứa trứng của vợ.
Có 1 chia sẻ liên quan về mặt tâm lý, khi bệnh nhân đến với tôi những câu chuyện như người vợ đi khám 1 mình hoặc người vợ cứ lủi thủi mỗi lần tái khám quá quen trong thực tế tại phòng khám. Thậm chí có bệnh nhân đến tâm sự với tôi “bác sĩ ơi, chồng em không muốn đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ tại ảnh ngại”. Hoặc cơ bản hơn là “nói lý do không phải do ảnh mà do em thôi”. Nên khi tôi nghe câu chuyện anh chia sẻ là anh có những xúc động và lo lắng đối với người vợ của mình là điều tôi rất là trân quý. Vì rất khó để cặp vợ chồng có thể đến gặp chúng tôi với tâm trạng cả 2 vợ chồng cùng đồng lòng trong câu chuyện có con. Việc người đàn ông quan tâm người phụ nữ tôi thấy rất nhân văn, rất tình cảm. Việc chia sẻ ngoài là động viên tích cực cho người phụ nữ còn thể hiện trách nhiệm của người đàn ông, câu chuyện giữ lửa của gia đình.
Trong điều trị hiếm muộn thực tế đến thời điểm bây giờ các chế phẩm tiêm thuốc nội tiết cho người phụ nữ có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng đa phần các thuốc đang sử dụng hiện tại thiết kế cực kỳ thân thiện. Mũi tiêm với lượng nội tiết vừa phải, đầu kim tiêm rất nhỏ, mảnh nên sau khi tiêm đa phần bệnh nhân chỉ hơi đau nhẹ, thậm chí có nhiều người không đau. Do đó rào cản tâm lý lúc đầu lúc nào cũng là nặng nề nhất nhưng khi bệnh nhân bước vào điều trị thì đa phần bệnh nhân thấy việc này không là gì so với câu chuyện là mình mong đợi có con. Do vậy khi anh chị đến gặp chúng tôi với một tâm lý như vậy tôi thật sự rất cởi mở, trân trọng những câu hỏi, thắc mắc, băn khoăn. Tôi rất mong 2 vợ chồng sẽ sớm có tin vui trong thời gian sắp tới.
Mình 33 tuổi kết hôn 6 năm mà chưa có con, từng bị lạc nội mạc tử cung đã điều trị. AMH là 1,4. Chồng mình 42 tuổi anh đã có con với người vợ trước . Hai vợ chồng đã làm IVF nhưng thất bại 4 lần. Lúc này mình cảm thấy rất mệt mỏi và muốn bỏ cuộc nhưng người nhà vẫn tiếp tục động viên mình làm tiếp. Và lần này mình muốn xét nghiệm tìm được nguyên nhân thất bại thì sẽ cần làm những gì?
Diễm Trang – Fanpage THVL
BS Phạm Thị Mỹ Tú – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Tôi chia sẻ với hành trình IVF gian nan của chị, 2 vợ chồng đã đối diện với 4 lần thất bại, tuy nhiên đứng trên góc độ về mặt hành nghề trong kinh nghiệm lâm sàng thì những trường hợp khó khăn như vậy không phải 1 mình chị Trang mà có rất nhiều các bệnh nhân tại Trung tâm IVFTA-HCM cũng đã phải trải qua. Nói về chuyên môn thì nguyên nhân chuyển phôi thất bại có rất nhiều nhưng thường các bác sĩ sẽ tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính: thứ nhất là về chất lượng phôi, thứ hai là chất lượng của nội mạc tử cung, thứ ba là bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lý toàn thân kèm theo.
Ở trường hợp của chị Trang đã được chẩn đoán trước đây là lạc nội mạc tử cung, không rõ chị bị lạc nội mạc tử cung ở vị trí nào. Lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện bên trong cơ tử cung, nó là nguyên nhân khiến phôi khó làm tổ, cũng có thể xuất hiện ở buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung xuất hiện ở nhiều vị trí bất bình thường như trong cơ tử cung hoặc buồng trứng. Dù nằm ở đâu thì cũng là nguyên nhân gây hiếm muộn cũng như gây thất bại làm tổ hoặc gây thai sinh hóa nhiều lần. Để tìm được nguyên nhân thất bại của những lần điều trị trước đó và tiếp cận với phác đồ điều trị trong tương lai thì điều đầu tiên là nên đi thăm khám sớm để được các bác sĩ hiếm muộn khám và đánh giá 1 cách chính xác hơn.
Chị không nói rõ thời điểm xét nghiệm AMH là khi nào nhưng với giá trị AMH là 1.4, thông thường AMH bình thường kỳ vọng sẽ trên 2, AMH 1.4 là ở mức thấp và sẽ còn giảm dần theo thời gian. Nghĩa là số lượng trứng trên hai buồng trứng sẽ giảm dần, và điều này là 1 điểm bất lợi kèm theo trong hoàn cảnh của chị. Ngoài ra đối với những trường hợp thất bại làm tổ nhiều lần tài IVFTA-HCM chúng tôi có thể chỉ định sàng lọc phôi. Đây là xét nghiệm thực hiện trên những phôi ngày 5. Chúng tôi sẽ lấy 1 ít các tế bào, đâu đó khoảng từ 5-10 tế bào vào thời điểm này để đem đi xét nghiệm mục đích để tìm những phôi có bộ NST bình thường. Điều này sẽ giúp cải thiện được kết quả của việc điều trị, rõ ràng nhất là tăng tỷ lệ có thai nhưng là làm tăng tỷ lệ có thai lâm sàng.
Em muốn hỏi bác sĩ Giang Huỳnh Như em năm nay 44 tuổi kết hôn muộn đã được 3 năm mà chưa có em bé, đi khám ở BV Tâm Anh bác sĩ bảo AMH của em chỉ còn là 0,518 ở mức độ thấp, muốn có con bằng trứng của mình thì tỷ lệ thành công khoảng 30%, bác sĩ tư vấn là nên xin trứng mà em lại không muốn xin trứng, mà em khả năng kinh phí chỉ có thể làm được một lần, em thì rất mong có em bé, liệu bác sĩ có cách gì giúp được em không, em cảm ơn.
Nhâm Bùi – fanpage BVĐK Tâm Anh
ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Như lúc nãy tôi đã chia sẻ kể cả AMH 0.3 thì vẫn cứ làm, thông tin chị đi khám với bác sĩ hiếm muộn trước đây với nhóm tuổi của chị tỷ lệ 30% là đúng. Trong trường hợp này nếu như mình không muốn xin trứng thì giải pháp duy nhất của chị Nhâm là mình phải đi gom trứng. Về chi phí của gom trứng, lần gom trứng đầu tiên lúc nào cũng nhiều hơn so với những lần sau. Lần đầu sẽ có nhiều xét nghiệm, tại IVFTA chúng tôi rất cố gắng trong vấn đề hạn chế bớt các chi phí không cần thiết cho bệnh nhân, do đó đa số các xét nghiệm trong lần gom trứng thứ 2, 3 chúng tôi sẽ sử dụng lại hết. Lần đầu tiên chúng ta có xét nghiệm nên chi phí gom trứng cho lần đầu tiên khoảng 40 triệu, những lần sau sẽ giảm. Và ở IVFTA hiện tại, ngay cả bản thân tôi cũng đang cố gắng hết sức trong việc đưa ra nhiều phác đồ hơn nữa để góp phần làm giảm bớt các chi phí gom trứng.
Trong câu chuyện của chị Nhâm, để bớt phần nặng nề, vì có nhiều giai đoạn điều trị, thứ nhất là mình gom trứng sau đó làm phôi rồi mới tới bước chuyển phôi. Nên mình cứ bước từng bước đầu tiên trước, chị Nhâm cứ đến, chúng tôi sẽ xem qua tình hình buồng trứng của chị. Thông thường tháng nào quyết định kích thích buồng trứng tôi xem rất kỹ. Vì đôi khi trên buồng trứng có những dấu hiệu không thuận tiện cho việc kích thích buồng trứng trong tháng đó thì chúng ta phải chờ, hoặc chúng tôi có cho nội tiết trước đó để chu kỳ kinh sắp tới của chị tốt hơn.
Có thể mình cứ gom trứng 1,2 lần đầu và sau đó mình chuẩn bị kinh tế tiếp tục cho tạo phôi. Nếu mình đặt tất cả chi phí cho 1 quá trình điều trị hiếm muộn cùng một lúc đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy ngộp. Nhiều khi chúng ta cảm thấy muốn bỏ cuộc vì thấy quá nặng nề nhưng thực sự chúng ta có thời gian mà. Khi mình trữ trứng sẽ giữ trứng cho mình trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó mình có thể tìm thêm kinh phí để chuẩn bị cho việc làm phôi. Tôi nghĩ chị Nhâm cứ đến, thực tế ngày tại IVFTA đã có nhiều bệnh nhân chúng tôi đã giúp bằng cách này hoặc cách khác như tìm các nguồn tài trợ khác cho bệnh nhân, đối với những trường hợp thật sự khó khăn. Điều này tôi không dám hứa trước với bất kỳ bệnh nhân nào nhưng chúng tôi luôn luôn cố gắng hết sức.
Em xin chào bác sĩ. Em năm nay 30 tuổi, năm 2018 sau 1 lần bị đau quai bị em uống kháng sinh được vài ngày thì hết, sau đó khoảng 1 tuần em có tham gia thể thao được vài ngày thì tinh hoàn bên phải của em có triệu chứng đau và dẫn đến sốt 10 ngày. Em đau không chịu được và phải tiêm giảm đau, đến ngày thứ 11 thì hết và em bị giảm mất 3kg, từ đó trở đi thì em không đau nữa.
Đến năm 2019 em bắt đầu đi xuất khẩu lao động, thời gian đầu qua đây bên tinh hoàn bên phải có triệu chứng đau khi đụng chạm và bụng dưới bên phải có triệu chứng hay nhói đau nhẹ, khó chịu và đi tiểu nhiều, tinh hoàn bên phải teo dần và mềm hẳn đi còn bên trái vẫn nguyên không sao cả.
Em mong được bác sĩ cho lời khuyên cũng như các xử lý kịp thời để bệnh không đi quá xa. Mong nhận được sự giúp đỡ tận tình từ bác sĩ ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Trần Tuấn Anh – Website BVĐK Tâm Anh
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM
Rất chia sẻ với tình huống của bạn, tình huống họa vô đơn chí. Trước đó mình mắc quai bị sau đó mình lại bị 1 tổn thương khác do chơi thể thao. Tinh hoàn của bạn bị tổn thương như vậy thì nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Cụ thế như bạn mô tả thì ngoài dấu hiệu đau thì thấy tinh hoàn teo dần. Bên y học thì ngoài chuyện hỏi bệnh còn 2 thông số quan trọng là thăm khám để đánh giá thực sự hiện trạng tinh hoàn của mình như thế nào, có bệnh lý gì kèm theo hay không.
Cụ thể trong phòng khám chúng tôi có thước đo để đo thực tế tinh hoàn. Đối với bạn thì thấy nó teo nhưng đó là cảm nhận, vì có nhiều bệnh nhân nói của tôi nhỏ lắm nhưng khi tôi khám thì kích thước không nhỏ, hoặc ngược lại có nhiều anh nói tôi bình thường mở ra thì nó không được như kỳ vọng. Và không phải bác sĩ chỉ thăm khám, sờ bên ngoài mà có thể đánh giá được mà thậm chí siêu âm hay các kỹ thuật cao cấp hơn để nhìn vào bên trong để coi vấn đề là gì. Cuối cùng 1 xét nghiệm rất đơn giản, rẻ tiền đó là tinh dịch đồ. Các thông số đôi khi chỉ mang tính chất tương đối mà cụ thể sản phẩm cuối cùng là gì. Tôi nghĩ nếu xa xôi bạn có thể làm tinh dịch đồ ở nơi bạn sinh sống, nếu tinh trùng ít và yếu thì đó là điều mừng cho bạn. Còn trong trường hợp không có tinh trùng thì nếu bạn về nước có thể đến BVĐK Tâm Anh để chúng tôi hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch cụ thể.
Trong trường hợp ở nơi bạn sinh sống có thể thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hoặc may mắn gặp các bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ chuyên về hỗ trợ sinh sản mà có thực hiện sẵn có những xét nghiệm đó thì bạn có thể đăng ký kênh khám online của BVĐK Tâm Anh, chúng tôi có thể hỗ trợ “thăm khám” từ xa và có thể có những tư vấn hữu ích cho bạn.
Nam giới sau khi mắc bệnh quai bị thì thường tìm đến các bác sĩ hỗ trợ sinh sản ngay lập tức và có nguyện vọng trữ tinh trùng để phòng sau này kết hôn, có vấn đề về việc sinh con. Thì trong trường hợp khán giả này theo bác sĩ có lời khuyên nào phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại?
ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM giải đáp:
Gần đây chắc thông qua chương trình livestream hoặc hiểu biết của cộng đồng tốt hơn về bảo tồn khả năng sinh sản không chỉ quai bị mà còn những vấn đề khác như bị tai nạn, ung thư hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng ví dụ như làm trong môi trường rất độc hại là các bạn bắt đầu nghĩ tới việc trữ tinh trùng. Thậm chí tôi có gặp bệnh nhân rất lớn tuổi, có 1 vợ 2 con rồi, anh đó nghĩ đến việc triệt sản. Mặc dù đầy đủ con, triệt sản nhưng vẫn nghĩ đến việc trữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản của mình. Như khi chúng ta muốn thực hiện ý định đó thì cần phải biết mỗi lần xuất tinh có tinh trùng hay không, chất lượng ra sao. Cách đơn giản nhất là thử tinh dịch đồ ở nơi mình đang sinh sống sau đó sẽ có hướng cụ thể. Nên nếu có nhu cầu bạn cứ liên hệ với bệnh viện của chúng tôi bởi vì có rất nhiều phương án và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, dự định tương lai và nơi định cư của mỗi người… thì sẽ có những kịch bản phù hợp nhất không chỉ về hỗ trợ sinh sản mà còn có tính khả thi nữa.
Bác sĩ cho em hỏi là việc chọc trứng thành công và tạo phôi thì quan trọng rồi. Nhưng em đang thấy nhiều người thất bại ở các lần chuyển phôi, mặc dù cũng đã được khá nhiều phôi. Vậy bác có lời khuyên gì cho các bệnh nhân? Trong trường hợp thất bại chuyển phôi nhiều lần?
Minh Minh – Fanpage BVĐK Tâm Anh
BS Lê Xuân Nguyên – Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:
Thực sự trong câu chuyện điều trị hỗ trợ sinh sản, số lượng phôi là một phần nhưng chất lượng phôi là điều chúng tôi quan trọng nhiều nhất. Tại vì chất lượng phôi mới là yếu tố quyết định nên tỉ lệ thành công của một lần chuyển phôi.
May mắn tại Tâm Anh Hồ Chí Minh, chúng tôi có một hệ thống nuôi cấy phôi cực kỳ hiện đại với phần Lab ISO 5, ngoài câu chuyện là chúng tôi có những điều kiện về mặt vật chất thì ở đây chúng tôi đều có những anh chị cộng sự đã có thâm niên rất lâu trong ngành hỗ trợ sinh sản. Do vậy việc mà mình tạo ra được những phôi chất lượng tốt trong thời gian khoảng một năm trở lại đây, chúng tôi tin là chúng tôi thấy một nguồn dữ liệu cực kỳ tốt.
Do đó, đây là một trong số những đặc thù ở tại Tâm Anh, mà chúng tôi có thể tự tin rằng mình có thể giúp cho bệnh nhân có được tỷ lệ có thai ổn định hơn so với thực tại và trong trường hợp của bạn Minh Minh thì câu chuyện thất bại 1 lần 2 lần, chỉ là một con số nhỏ. Do vậy tôi nghĩ câu chuyện của mình nên đặt tiếp hy vọng vào trong những lần chuyển phôi sắp tới. Và như cách tôi chia sẻ cái phôi của mình, nếu thật sự tốt thì tỉ lệ có thai của bạn trong những lần.
Bảo Khí Khang giảm tần suất của đợt cấp và biến chứng của viêm phế quản mạn, hen (suyễn) COPD, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD. Sản phẩm đang được hệ thống nhà thuốc Coastline Care phân phối hàng chính hãng và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Comments are closed.