OCT – kỹ thuật cứu cánh đặt stent mạch vành cho người suy thận
Người bệnh có tiền sử suy thận giai đoạn 3 đang dùng thuốc, việc đặt stent mạch vành dùng thuốc cản quang như thông thường có nguy cơ suy thận nặng hơn phải lọc máu.
Đứng trước khó khăn này các bác sĩ đã tư vấn cho bệnh nhân Phạm Văn Thuận (68 tuổi, Quảng Ninh) phương án dùng hệ thống cắt lớp quang học mạch vành (OCT) được trang bị duy nhất tại hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để tối ưu quá trình này.
OCT vốn giúp nâng cao chất lượng đặt stent mạch vành lên một cách tối đa, tuy nhiên sử dụng hệ thống này có nguy cơ sử dụng nhiều thuốc cản quang hơn. Các bác sĩ đã tính phương án sử dụng công năng khác của OCT, tiến hành khảo sát toàn bộ mạch máu của người bệnh không sử dụng thuốc cản quang.
Điều này vừa đáp ứng nhu cầu giữ chức năng thận cho người bệnh không xấu đi, vừa giúp các bác sĩ đặt stent chính xác nhất. Kết quả sau khi can thiệp dưới sự hỗ trợ của hệ thống OCT bệnh nhân khỏe mạnh, tỉnh táo, tình trạng đau ngực đã chấm dứt và chức năng thận không xấu đi.
Ông Thuận có tiền sử can thiệp mành vành hơn 7 năm, tình trạng suy thận giai đoạn 3. Do xuất hiện những cơn đau nhói ngực trái, ông được phát hiện bị tắc mạch vành cần đặt stent. Tuy nhiên, ông đã phải chung sống chung với những cơn đau ngực do nguy cơ đặt stent mạch vành sử dụng thuốc cản quang sẽ làm cho tình trạng suy thận nặng lên, nguy cơ phải chuyển từ giai đoạn điều trị thuốc sang giai đoạn lọc máu.
ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, thừa nhận đặt stent cho bệnh nhân suy thận hoặc hoặc chức năng thận yếu nhiều khó khăn. Ở trường hợp của ông Thuận giải pháp tối thiểu thuốc cản quang bằng hệ thống OCT sẽ hạn chế ảnh hưởng đến thận cho bệnh nhân.
“Bình thường một ca đặt stent sẽ sử dụng hơn 100ml thuốc cản quang. Tuy nhiên, với trường hợp của ông Thuận, các bác sĩ đã giảm được thuốc cản quang tối đa, chỉ sử dụng dưới 50ml, bằng ⅓ số thuốc cản quang so với can thiệp mạch vành thông thường”, bác sĩ Long nói.
Người bệnh sau 3 ngày can thiệp đã hết đau ngực, khỏe mạnh đi lại, được tháo băng ép. Bác sĩ Long cho biết bệnh nhân chỉ cần 1 -1,5 ngày ra viện. Tuy nhiên, do bệnh nhân bị suy thận nên bác sĩ quyết định theo dõi chức năng thận cho bệnh nhân sau 3 ngày can thiệp, các chỉ số cho thấy chức năng thận không thay đổi, bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng ổn định sau OCT mạch vành.
Như vậy, nhờ hệ thống OCT và phương pháp vận dụng linh hoạt sáng tạo của bác sĩ BVĐK Tâm Anh đã mở ra một phương pháp khả thi cho việc đặt stent mạch vành ở bệnh nhân suy thận.
Bác sĩ Long lưu ý thêm điều trị cho một bệnh nhân tim mạch sau can thiệp mạch vành không đơn thuần là thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng quan trọng. Sau can thiệp người bệnh nên giảm lượng tinh bột, giảm muối chỉ tiêu thụ mức 5g/ngày, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ chiên xào, giảm chất kích thích bia rượu, bỏ hoàn toàn thuốc lá.
Người bệnh cũng cần tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, đạm tốt cho cơ thể như đạm cá. Thái độ hạn chế vận động một cách cực đoan của một số bệnh nhân cũng là sai lầm. Người bệnh nên chọn 1 môn thể thao phù hợp và tập luyện tối thiểu 30p/ngày, 6 ngày/tuần. Với người bệnh có tình trạng khớp lão hóa thì bơi lội, đạp xe đạp sẽ tốt cho tim mạch và giảm gánh nặng cho khớp.
Comments are closed.